Chiến lược hợp lý đối với nhảy việc trong sự nghiệp của bạn
Các chiến lược trong sự nghiệp được gọi là "nhảy việc" đã từng gây khó chịu cho các nhà tuyển dụng và việc tuyển dụng ở khắp mọi nơi, nhưng việc cơ cấu lại các công ty của Mỹ đã thay đổi thái độ của họ với điều đó. Không chỉ là sự kỳ thị liên quan đến nhảy việc đã dường như biến mất, mà còn từ cái nhìn chế nhạo đã trở thành cái nhìn với người nhảy việc như một người gầy dựng sự nghiệp có óc thực tế.
Để tạo ra một chiến lược nhảy việc hợp lý, các ứng viên nên xem xét sáu chiến lược sau (và những bất đồng vốn có của chúng):
1. Biết rõ làm cách nào để nhảy việc có lợi cho bạn
Trước khi bạn ra quyết định hành động, bạn nên có một sự hiểu biết rõ ràng về những gì các vị trí làm việc mới có mang lại kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng thành thạo, cơ hội trưởng thành, và sự hài lòng về cho bạn hay không. Đừng chỉ mới thấy lợi trước mắt mà vội vã quyết định.
2. Mỗi bước đi của bạn phải được giải thích có lý có tình
Nếu bạn thường xuyên nhảy việc, bạn cần phải có một lời giải thích rằng mỗi bước đi của mình sẽ có lợi cho người sử dụng lao động tương lai của bạn. Nói câu "Có vẻ như lúc đó tôi phải làm thế" sẽ không thuyết phục được ngay cả những người phỏng vấn biết thông cảm nhất. Nếu nhìn lại mà bạn thấy không chắc chắn lý do tại sao bạn đã thay đổi công việc, thì hãy chế ra cách biện hộ trên cơ sở kế hoạch nghề nghiệp hiện tại của bạn và chuẩn bị sẵn sàng dùng đến nó khi cần.
3. Nhảy việc là để học hỏi
Đa số bước nhảy việc của bạn sẽ không tai hại nếu chúng phản ánh một kế hoạch tổng thể, nhưng thường xuyên nhảy việc khiến bạn không có thời gian để phát triển các kỹ năng mới này sẽ là thẻ đỏ đối với cuộc chơi. Nên lên kế hoạch duy trì một công việc ít nhất là 18 tháng.
4. Công việc gần đây của bạn sẽ cho nhà tuyển dụng tương lai biết bạn là ai
Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng công việc gần đây nhất của bạn phản ánh những gì bạn muốn làm với cuộc đời của bạn. Trừ khi trong CV bạn nói một đằng, khi phỏng vấn lại kể một nẻo. Người ta sẽ luôn nghĩ rằng công việc gần đây nhất của bạn sẽ phản ánh bản sắc cá nhân trong công việc của bạn.
5. Một số công việc có thể khiến người ta nghi ngờ bạn
Hãy cẩn thận vì một công việc tạm thời không thể gây ấn tượng vì bạn sẽ bị coi là một người không còn chấp nhận thách thức và trách nhiệm mới. Tham gia vào những công việc cấp dưới để học hỏi những kỹ năng mới là tốt, nhưng phải chuẩn bị để giải thích lý do tìm việc nhanh của bạn với nhà tuyển dụng tương lai.
6. Hiểu rằng cơ hội có cái giá của nó
Khi xem xét một vị trí làm việc, tập trung vào những gì bạn có thể phải từ bỏ trước khi xem xét những gì bạn có thể đạt được. Ví dụ, khi chuyển sang một công việc làm nhân viên từ hàng ngũ quản lý, bạn có thể gây nguy hiểm cho khả năng trở về hàng ngũ quản lý khi bạn đã phát triển những kỹ năng mới. Đừng bao giờ cho phép mình bị đóng khung vào một vị trí duy nhất.
Cuối cùng, bạn phải chắc chắn con tim của bạn đang đặt đúng chỗ. Bằng cách vạch ra một chiến lược với các kỹ năng cần thiết vào bìa hồ sơ của bạn với một mục tiêu cụ thể trong đầu, cuộc phiêu lưu nhảy việc của bạn cuối cùng cũng có thể dẫn đến một vị trí làm việc có lương cao và thỏa mãn bản thân bạn. Bạn nên xây dựng những kỹ năng mới ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn có thể - nhưng bạn cần phải sẵn sàng để thay đổi công việc, có thể nhiều lần, để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Sẽ hợp lý hơn nếu tính trước thật nhiều bước đi của bạn trước khi bạn bắt đầu tiến hành nhảy việc .
Để tạo ra một chiến lược nhảy việc hợp lý, các ứng viên nên xem xét sáu chiến lược sau (và những bất đồng vốn có của chúng):
1. Biết rõ làm cách nào để nhảy việc có lợi cho bạn
2. Mỗi bước đi của bạn phải được giải thích có lý có tình
3. Nhảy việc là để học hỏi
4. Công việc gần đây của bạn sẽ cho nhà tuyển dụng tương lai biết bạn là ai
5. Một số công việc có thể khiến người ta nghi ngờ bạn
6. Hiểu rằng cơ hội có cái giá của nó
>>>>>Các bài cùng series:
>> 3 mẹo để làm cho nhảy việc trở thành quan điểm tích cực
>> Chiến lược hợp lý đối với nhảy việc trong sự nghiệp của bạn
>> Nhảy việc có lợi cho sự nghiệp của bạn hay không?
>> Lời khuyên nhảy việc có lương cao mà được giao nhiều trọng trách
>> Tại sao người nhảy việc thường là nhân viên giỏi?
Notice: Undefined variable: uniq_cookie in /home/gioitresan/domains/gioitresanhdieu.com/public_html/live/app/home/view/default/article/detail.phtml on line 154
Chiến lược hợp lý đối với nhảy việc trong sự nghiệp của bạn, 33449, Giới Trẻ Sành Điệu, Hoàng Việt, Giới Trẻ Sành Điệu, 21/04/2015 10:42:56
Chiến lược hợp lý đối với nhảy việc trong sự nghiệp của bạn - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Cộng đồng
Các bài viết liên quan đến Chiến lược hợp lý đối với nhảy việc trong sự nghiệp của bạn , Cộng đồng