Hướng dẫn cách chọn tã lót tốt từ shop đồ sơ sinh
Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần. Nếu bé chỉ tè không, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu thì mẹ chú ý cần thay ngay lập tức. Như vậy tính trung bình, một ngày bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm.
Một mẹo tiết kiệm dành cho mẹ: Mẹ nên dùng kết hợp giữa cả bỉm và tã giấy. Khi thấy bé đã đi tiêu xong, ta có thể đóng tã giấy xen kẽ cho bé. Như vậy vừa khiến bé cảm thấy thoải mái và thoáng mát hơn, vừa giúp mẹ tiết kiệm một khoản chi lớn trong gia đình.
Kinh nghiệm khi đóng bỉm cho con
Đóng bỉm có làm cho chân bé bị vòng kiềng? Bé trai đóng bỉm thì không tốt cho tinh hoàn?… là những thắc mắc của các mẹ khi đóng bỉm cho con.
Đóng bỉm cho bé trai có khác với bé gái?
– Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.
– Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.
– Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm, các mẹcần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong
– Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
– Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.
Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng?
– Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng.
Đóng bỉm không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn?
– Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
– Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày.
– Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên bạn có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng.
Hướng dẫn cách chọn tã lót tốt từ shop đồ sơ sinh
Cách đóng bỉm để trẻ được thoải mái
– Không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dầy là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé vì thế đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, để tránh cảm giác ướt át cũng như phải thay tã làm bé thức giấc.
– Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé.
Một số mẹo khi thay tã
- Thay tã thường xuyên sẽ tránh hăm tã. Nếu tã bị dính phân, hãy thay tã ngay càng sớm càng tốt, vì chúng rất dễ gây hăm tã.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa hăm tã thông thường và hăm tã kèm nhiễm nấm, để có cách xử lý riêng biệt..
- Giải quyết thành thục những rắc rối khi thay tã. Nếu bé hay nhắng lên trong khi bạn thay tã, hãy đặt sẵn những vật thu hút chú ý cho bé ở chỗ thay tã như: treo tranh ảnh hoặc gương để bé nhìn vào, hoặc cho bé một
- Dự trữ đủ tã sạch hoặc phải giặt tã thường xuyên, để bạn không bao giờ bị thiếu tã. Trẻ sơ sinh có thể tè ướt nhiều đến mức phải thay khoảng 14 cái tã vải mỗi ngày. Do đó, nếu bạn giặt tã hàng ngày, chúng tôi khuyên bạn hãy mua khoảng 18 cái tã cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn muốn để cả đống rồi mới giặt hoặc cách ngày bạn mới giặt một lần, nên mua khoảng hai đến ba tá tã vải.món đồ chơi nhỏ để chơi trong khi bạn làm việc.
- Nếu bạn dùng xô để đựng tã bẩn, nên lót một lớp lót vào xô để ngăn mùi hôi và tránh nước tiểu ở tã bẩn dính vào xô. Một số người đổ nước vào trong xô đựng tã vì nghĩ rằng nó sẽ làm giảm mùi hôi và sạch các vết bẩn, nhưng không nên làm vậy, nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu chẳng may bé ngã vào, phương pháp này còn làm tã chóng hỏng và gây ra các vết ố bẩn. Cách tốt nhất để tránh các vết ố bẩn là ngâm tã cho một hay hai giờ trước khi giặt.
- Hãy vui vẻ: Việc thay tã là cơ hội tốt để bạn trò chuyện riêng với bé. Hãy nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, chỉ ra các bộ phận trên cơ thể cho bé và giải thích cho bé việc bạn đang làm. Sau khi em bé của bạn đã sạch sẽ, hãy hát một vài bài hát đơn giản, chơi một trò chơi và hai mẹ con dành cho nhau một nụ hôn trước khi kết thúc. Đây là bí quyết được chia sẻ từ shop đồ sơ sinh
Một số mẹo khi thay tã
Thay tã ở ngoài đường
- Khi ra khỏi nhà, nên mang theo một túi riêng để đựng tã bẩn cho đến khi bạn về nhà. Túi này nên là loại túi chống thấm nước để giúp giảm mùi hôi.
- Bạn có thể xếp riêng vào từng túi nhỏ, mỗ túi nhỏ đựng một chiếc tã sạch và một vài cái khăn lau, đủ dùng cho một lần thay tã. Mỗi khi cần thay tã cho bé, chỉ cần lấy đồ sạch ra và cho đồ bẩn vào túi nhỏ này.
- Cách khác, bạn có thể mang một cái túi lớn để đựng tất cả các tã bẩn.
- Một cách nữa là dùng túi có hai ngăn, đặt các đồ dùng sạch ở ngăn đồ khô và những đồ bẩn ở ngăn đồ ướt.
- Đối với khăn lau, nếu bạn không dùng loại khăn lau dùng một lần, bạn có thể mang loại khăn lau được làm ẩm sẵn cho vào túi riêng,. Hoặc bạn có thể mang khăn lau khô, kèm thêm một bình xịt nhỏ chứa ít dung dịch tẩy rửa nhẹ. (khi cần dùng khăn, chỉ cần xịt dung dịch lên khăn khô này.)
- Nếu bạn dùng cả quần đóng bỉm, nhớ mang thêm cả loại quần này, trong trường hợp quần bé mặc bị bẩn.
Nguồn: https://shopdososinh.com/huong-dan-cach-chon-ta-lot-tot-tu-shop-do-so-sinh-135.html
Notice: Undefined variable: uniq_cookie in /home/gioitresan/domains/gioitresanhdieu.com/public_html/live/app/home/view/default/article/detail.phtml on line 154
Hướng dẫn cách chọn tã lót tốt từ shop đồ sơ sinh, 34954, Giới Trẻ Sành Điệu, Minh Thiện, Giới Trẻ Sành Điệu, 08/04/2016 08:50:13
Hướng dẫn cách chọn tã lót tốt từ shop đồ sơ sinh - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Mua sắm sành điệu
Các bài viết liên quan đến Hướng dẫn cách chọn tã lót tốt từ shop đồ sơ sinh , Mua sắm sành điệu