Lễ chạm ngõ trong tục cưới hỏi của người Việt
Từ xưa đến nay, trong tục cưới hỏi thì lễ chạm ngõ rất được coi trọng, được xem là trong ba nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam.
Ý nghĩa của lễ chạm ngõ
- Là một trong ba nghi lễ không thể thiếu trong tục cưới xin, nếu bỏ qua sẽ được xem là "vô phép tắc", không "có trước, có sau"
- Lễ chạm ngõ hay lễ dạm ngõ (theo cách gọi của miền Nam) là bước đầu tiên khi nhà trai chính thức bước sang nhà gái đặt vấn đề, chính thức xin cưới hỏi.
- Đây cũng là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau, rồi từ đó hai nhà mới chính thức quyết định việc tiến tới hôn nhân của đôi uyên ương
Lễ chạm ngõ thường được hai bên gia đình thống nhất ngày giờ với nhau trước, không cần phải đi xem ngày. Tuy nhiên, để buổi lễ được thuận lợi, thì theo quan niệm, người ta chọn những ngày tốt để tiến hành lễ chạm ngõ.
Nghi thức trong lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là nghi lễ nhỏ, trong phạm vi gia đình. Trong lễ chạm ngõ, nhà trai, bao gồm: ba mẹ chú rể, chú rể tương lai và người mai mối (nếu có) mang lễ vật đến nhà nhà gái.
Bên nhà gái tiếp đón thường là ba mẹ cô dâu, cô dâu tương lai và những người thân trong gia đình.
Trang phục hai bên gia đình không nhất thiết phải là vest hay áo dài, khăn đóng, nhưng phải là những trang phục trang trọng và lịch sự.
- Về phần lễ vật : Theo truyền thống thì khi đi lễ dạm ngõ, nhà trai phải chuẩn bị lễ vật gồm: trầu cau, trà bánh, trái cây,… tùy điều kiện, tuy nhiên, mỗi thứ phải đi chẳng, không được đi lẻ.
- Nghi thức: khi nhà trai đến, nhà gái phải ăn mặc lịch sự ra đón tiếp thân thiện, cởi mở, mời nhà trai uống trà, ăn bánh mứt.
Khi hai gia đình đang trò chuyện, cô dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc trà (chè) để thưa chuyện với ba mẹ. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai xem mặt và tính cách cô dâu tương lai. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ, đặt lên bàn thờ gia tiên thì nghi lễ chạm ngõ coi như đã hoàn thành.
Sau lễ chạm ngõ được tiến hành suôn sẻ, đàn trai sẽ về xem ngày lành tháng tốt cho lễ ăn hỏi và lễ cưới, và ngày giờ sẽ được báo cho bên nhà gái biết để chuẩn bị.
Ngày nay, tuy lễ dạm ngõ có phần cách tân đi nhiều như: chế mâm trầu cau trong lễ chạm ngõ (chỉ còn được dùng ở lễ ăn hỏ hoặc lễ cưới), hay khi đôi bên đã bằng lòng, sau tiệc trà còn có thêm tiệc rượu nhẹ, ăn uống giữa hai bên gia đình. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống dân tộc và là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới xin. Lễ chạm ngõ là một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt, cần phải được giữ gìn và phát huy.
Xem thêm: Mẹo khai thác
Xem thêm: Nên đọc
Notice: Undefined variable: uniq_cookie in /home/gioitresan/domains/gioitresanhdieu.com/public_html/live/app/home/view/default/article/detail.phtml on line 154
Lễ chạm ngõ trong tục cưới hỏi của người Việt, 32918, Giới Trẻ Sành Điệu, Hoàng Việt, Giới Trẻ Sành Điệu, 21/10/2015 16:46:45
Lễ chạm ngõ trong tục cưới hỏi của người Việt - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Cộng đồng
Các bài viết liên quan đến Lễ chạm ngõ trong tục cưới hỏi của người Việt , Cộng đồng